Dịch vụ đo kiểm và xin cấp Giấy chứng nhận kiểm định cho trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng của Vietnamobile

ks bts vnm
ks bts vnm1
ks bts vnm2
ks bts vnm3
ks bts vnm
ks bts vnm1
ks bts vnm2
ks bts vnm3

– Khách hàng:  CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIETNAMOBILE

– Địa điểm dự án:  Địa bàn 63 tỉnh thành Việt Nam

– Phạm vi công việc:  Đo 3303 trạm

– Thời Hạn hợp đồng:  từ ngày 15 tháng 4 năm 2021 đến ngày 30 tháng 6 năm 2021

Chi tiết dự án

1.  QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

1.1.  Giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp

Giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp đối với các tần số của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng phải phù hợp với giới hạn quy định tại điều 6.3 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3718-1:2005, cụ thể như sau:

Mức giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp đối với các tần số của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng, dẫn xuất dưới dạng mật độ công suất sóng phẳng tương đương là 2 W/m2 (hoặc dẫn xuất dưới dạng cường độ điện trường là  27,5 V/m hoặc dẫn xuất dưới dạng cường độ từ trường là 0,073 A/m).

1.2.  Phương pháp xác định tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng

Mục này quy định phương pháp xác định Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng trong các khu

vực liên quan nơi người dân có thể tiếp cận.

1.2.1.  Mô tả phương pháp

Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng được xác định theo lưu đồ Hình 1.

Chu trình minh họa  trong Hình 1 được thực  hiện theo 3  bước như sau nhằm xác  định Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng:

  • Bước 1: xác định vùng tuân thủ của trạm gốc theo 1.3.1. Nếu người dân có thể  tiếp cận không gian trong đường biên tuân thủ (vùng tuân thủ) thì  Tỷ lệ  phơi  nhiễm tổng cộng sẽ lớn hơn
  • Bước 2: xác định vùng liên quan và vùng đo theo 1.3.3 và 1.3.4. Nếu người dân không có khả năng tiếp cận vào vùng liên quan, nghĩa là không tồn  tại vùng đo,  thì Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng sẽ nhỏ hơn hoặc bằng
  • Bước 3: xác định Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng trong vùng đo theo 1.2 Hình 1 – Lưu đồ đánh giá Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng

1.1.1.  Đánh giá toàn diện Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng

Việc đánh giá toàn diện Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng nhằm xác định Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng lớn nhất trong các khu vực liên quan nơi mà người dân có thể tiếp cận (nghĩa là vùng đo).

Nếu nhà khai thác thiết  lập ranh giới của khu vực cấm (restricted  area) nhằm ngăn  sự tiếp cận của người dân tới khu vực xung quanh EUT và/hoặc các nguồn liên quan thì việc đánh giá phải được thực hiện tại các điểm đo (PI) nằm sát với các ranh giới này (xem Hình 2).

Hình 2 – Ranh giới vật lý của khu vực cấm nằm trong vùng đo

Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng được xác định tại các điểm đo bằng phương pháp mô tả trong 1.4 và 1.5. Bước lấy mẫu (khoảng cách giữa các điểm đo)  tối đa là 2 m. Tập hợp các điểm đo phải tạo thành lưới với mắt lưới là hình vuông có kích thước tối đa là 2 m x 2 m.

Hình 3 – Ba vị trí đo tại từng điểm đo

Tại mỗi điểm đo, Tỷ lệ phơi  nhiễm tổng cộng  được xác  định là giá trị lớn nhất của  các giá trị Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng đo được tại các vị trí đo có độ cao so với mặt sàn nơi người dân tiếp cận (public walkway) là 110 cm, 150 cm và 170 cm và nằm trong vùng đo (DI) như minh họa trong Hình 3.

1.1.  Phương pháp xác định các vùng

1.1.1.  Vùng tuân thủ

Hình 4 – Vùng tuân thủ của anten định hướng

Vùng tuân thủ của một anten định hướng (directional) là một  hình  trụ tròn (đường  kính là D) và chiều cao bằng độ dài mặt bức xạ anten cộng thêm 20 cm, mở rộng 10

cm về hai phía trên và dưới của anten ( H = h + 0,2  m), hình trụ này được bắt đầu từ

sau anten 10 cm và có trục song song với trục của anten (xem chi tiết tại Hình 4).

Công thức xác định đường kính của vùng tuân thủ của anten định hướng :

trong đó:

  • D (m): đường kính của hình trụ (đường kính của vùng tuân thủ);
  • P(W): công suất bức xạ đẳng hướng tương đương của anten;
  • SL (W/m ): mức giới hạn phơi nhiễm không do nghề nhiệp (dẫn xuất dưới dạng mật độ công suất sóng phẳng tương đương). SL là mức giới hạn phơi nhiễm nhỏ nhất trong các mức giới hạn phơi nhiễm tại các tần số phát khác nhau của anten (nếu có).

 

Hình 5 – Vùng tuân thủ của anten đẳng hướng

Vùng tuân thủ của một anten đẳng hướng (omni-directional) là một hình trụ tròn (đường kính là D) và chiều cao bằng độ dài mặt bức xạ anten cộng thêm 20 cm, mở rộng  10 cm về hai phía trên và dưới  của  anten ( = h + 0,2   m), hình trụ này có  trục trùng với trục của anten (xem chi tiết tại Hình 5).

Công thức xác định đường kính của vùng tuân thủ của anten đẳng hướng:

 

trong đó:

  • D (m): đường kính của hình trụ (đường kính của vùng tuân thủ)
  • PEIRP(W): công suất bức xạ đẳng hướng tương đương của anten
  • SL (W/m ): mức giới hạn phơi nhiễm không do nghề nhiệp (dẫn xuất dưới dạng mật độ công suất sóng phẳng tương đương). SL là mức giới hạn phơi nhiễm nhỏ nhất trong các mức giới hạn phơi nhiễm tại các tần số phát khác nhau của anten (nếu có).

Nếu trạm gốc bao gồm nhiều anten phát thì vùng tuân thủ của trạm gốc là tập hợp   các vùng tuân thủ của các anten thành phần

1.1.2.  Vùng thâm nhập

Vùng thâm nhập được xác định bởi một (hoặc nhiều) không gian có đáy là  mặt  sàn nơi người dân tiếp cận và chiều cao là 170 cm (xem minh họa tại Hình 6).

Hình 6 – Minh họa vùng thâm nhập

1.1.3.  Vùng liên quan

Đường biên của vùng liên quan của một anten được xác định bằng cách nhân 5 lần khoảng cách tính từ điểm tham chiếu (RP) của anten đến đường biên của vùng tuân thủ (đường biên tuân thủ –  CB) của anten đó theo một hướng xác  định (xem chi tiết  tại Hình 7, Hình 8 ).

Nếu trạm gốc bao gồm nhiều anten phát thì vùng liên quan của trạm gốc là tập hợp các vùng liên quan của các anten thành phần.

Hình 7 – Vùng liên quan của anten định hướng

Hình 8 – Vùng liên quan của anten đẳng hướng

1.1.4.  Vùng đo

Vùng đo là vùng con của vùng liên quan nơi người dân có thể tiếp cận, là phần giao nhau giữa vùng liên quan và vùng thâm nhập của trạm gốc (xem minh họa tại  Hình  9).

Hình 9 – Minh họa vùng đo

1.2.  Phương pháp đo

1.2.1.  Yêu cầu chung

Có thể sử dụng các thiết bị đo băng thông rộng (broadband)  hoặc  thiết  bị đo chọn  tần (frequency selective) bao gồm một hoặc nhiều đầu đo (probe) trường điện E hoặc trường từ H để xác định Tỷ lệ phơi nhiễm ERđo .

Trong trường hợp sử dụng đầu đo không đẳng hướng (non-isotropic), phép đo phải được thực hiện theo các hướng đo  khác nhau  nhằm đảm bảo tính đẳng hướng. Ví  dụ với trường hợp sử dụng anten lưỡng cực (dipole), các phép đo phải được  thực hiện theo 3 hướng trực giao trong không gian.

Trong trường hợp sử dụng đầu đo đẳng hướng, chỉ cần thực hiện 1 phép đo duy nhất.

Độ lệch đẳng hướng (isotropy deviation) của đầu đo trong cả hai trường hợp trên    đều phải nhỏ hơn 2 dB tại các tần số lớn hơn 30 MHz.

Đối với thiết bị đo chọn tần thì mức cường độ trường điện nhỏ nhất  đo được  phải  nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 V/m và mức lớn nhất đo được phải lớn hơn hoặc bằng 100 V/m.

Đối với thiết bị đo băng thông rộng thì mức cường độ trường điện nhỏ nhất đo được phải nhỏ hơn hoặc bằng 1 V/m và mức lớn nhất đo được  phải  lớn hơn hoặc bằng  100 V/m.

1.2.2.  Phép đo Tỷ lệ phơi nhiễm

Yêu cầu cơ bản

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của phép đo thì có thể sử dụng thiết bị đo băng thông rộng hoặc chọn tần. Thông thường các phép đo chọn tần cho kết quả đo Tỷ lệ phơi nhiễm chính xác hơn. Kết quả đánh giá Tỷ lệ phơi nhiễm sử dụng thiết bị đo băng thông rộng theo 1.4.2.2 sẽ vượt quá giá trị thực tế (overestimate).

Khoảng cách giữa đầu đo và người thực hiện đo hoặc  các vật phản xạ tối thiểu phải  là 1 m.

1.2.2.2.   Điều kiện để áp dụng phép đo băng thông rộng

  1. Một nguồn bức xạ vô tuyến trội (predominant):

Thiết bị đo băng thông rộng có thể được sử dụng để xác định Tỷ lệ phơi nhiễm và Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng trong trường hợp có một nguồn bức xạ vô tuyến trội. Một nguồn vô tuyến được coi là trội nếu có thể chứng minh rằng tổng công suất của các nguồn bức xạ khác nhỏ hơn 13 dB so với công suất nguồn đó (có thể sử  dụng  phương pháp đo phổ – spectrum measurement).

  1. Đánh giá quá mức mức phơi nhiễm:

Nếu giá trị đo được thấp hơn 13 dB so với mức giới hạn phơi nhiễm thấp nhất được áp dụng thì giá trị ERđo sẽ nhỏ hơn 1 kể cả khi tính đến sự thay đổi về lưu lượng và điều khiển công suất trong trạm gốc.

1.2.2.3.   Điều kiện để áp dụng phép đo chọn tần

Cường độ trường đo được liên quan đến một nguồn bức xạ vô tuyến phải bao hàm tổng công suất của tín hiệu. Do vậy băng thông phân giải (Resolution Bandwidth – RBW) của thiết bị đo phải rộng hơn băng thông chiếm dụng (Occupied Bandwidth – OBW) của tín hiệu.

Trong trường hợp tín hiệu có phổ tần số rộng hơn băng thông phân giải thì áp dụng phương pháp cộng tích lũy tổng công suất, có tính đến hình dạng của bộ lọc băng thông phân giải (thường được gọi là chế độ đo công suất kênh – Channel Power mode).

Đối với tín hiệu có hệ số gợn sóng (crest factor) lớn thì không nên sử dụng sử dụng bộ tách sóng đỉnh (peak detector) vì có thể gây ra sự sai lệch lớn.

1.2.3.  Xác định tổng các giá trị Tỷ lệ phơi nhiễm

Nếu sử dụng phương pháp băng thông rộng để đo Tỷ lệ phơi nhiễm (mục 1.4.2.2) sẽ thu được trực tiếp giá trị ERđo .

Trong trường hợp có N nguồn bức xạ đơn tần, Tỷ lệ phơi nhiễm của mỗi nguồn đo được theo phương pháp chọn tần (mục 1.4.2.3) là ERi thì giá trị ERđo sẽ là:

Theo quy định tại 1.2, tại mỗi điểm đo giá trị trị lớn nhất.

1.3.  Đánh giá tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng

Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng tại điểm đo (PI) là tổng của  giá  trị  trong toàn bộ dải tần số từ 30 MHz đến 3 GHz:

Nếu Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng nhỏ hơn hoặc bằng một ( TER £ 1) thì trạm gốc tuân thủ yêu cầu về mức giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp.

Nếu Tỷ lệ phơi nhiễm tổng cộng lớn hơn một ( TER > 1) thì trạm gốc không tuân thủ yêu cầu về mức giới hạn phơi nhiễm không do nghề nghiệp.

Dự án thực hiện khác
Hotline: 0243 200 9280
Chat Facebook
Gọi Ngay